Kỹ thuật bơi ếch nhanh và nhẹ là điều được rất nhiều người quan tâm kể cả những người mới biết bơi và bơi lâu năm. Khi đã làm chủ được kỹ thuật bơi ếch ta có thể bơi nhẹ nhàng, nhanh hơn thậm chí là bơi nhiều hơn, trong bài viết này mình sẽ liệt kê các kỹ thuật cần thiết để giúp các bạn bơi ếch nhanh và nhẹ.
Có một chân lí không phải ai cũng biết đó là không có một kỹ thuật bơi tuyệt đối nào dành cho các bạn cả. Ngay cả các vận động viên khi thi đấu chuyên nghiệp mỗi người vẫn dùng một kỹ thuật khác nhau bởi vốn dĩ con người sinh ra đã khác nhau tùy vào cơ địa, tầm vóc, thể lực mà ta sử dụng các kỹ thuật phù hợp với bản thân.
Bài viết này mình chỉ liệt kê những nhược điểm nhỏ có thể khắc phục để làm giảm bớt lực cản của nước cũng như các động tác thừa giúp bạn không mỏi cơ, đuối... còn lại khi bơi lâu bạn sẽ phải tự mình tìm ra kỹ thuật phù hợp cho bản thân.
Trước hết bạn cần biết bơi ếch hoặc ít nhất là nắm được những kỹ thuật cơ bản của bơi ếch vì mình sẽ không nhắc lại trong phạm vi bài này, hãy tham khảo bài viết sau nhé:
Phần 2: Tay
Phần 3: Đầu (Thở )
Phần 4: Vị trí cơ thể
Phần 5: Phối hợp động tác
Trong bài hướng dẫn học bơi ếch cơ bản mình đã liệt kê các kỹ thuật này tuy nhiên đó chỉ là những động tác cơ bản tối thiểu để các bạn bơi được. Bây giờ, sau khi đã bơi được giờ là lúc chúng ta học cách cải thiện những lỗi còn tồn tại để giúp bạn bơi nhanh hơn, lâu hơn, xa hơn, mục tiêu là bơi ếch trong hồ lớn ( hồ dài 50m và sâu 2m).
Bước 1: Co chân
Khi co chúng ta đã tạo ra một bề mặt lớn ở phần đùi làm cản nước nếu bạn chú ý sẽ thấy giai đoạn này cơ thể thường chậm lại, thậm chí là không di chuyển. Vì vậy, thay vì co lại một cách bản năng hãy chú ý đến động tác sao cho chân sát mông nhất có thể để tối thiểu lực cản với nước.
Bước 2: Đạp nước
Đây là bước quan trọng giúp tạo động lực, một cú đạp nước tốt sẽ giúp bạn tiến nhanh về phía trước với một cự li lớn. Hầu hết chúng ta đều đạp theo tư thế thuận tức mũi chân hướng xuống dưới, điều này làm giảm lực đẩy nước, nên bạn sẽ mất nhiều cú đạp để bơi được thay vì chỉ một cú đạp hoàn chỉnh.
Một cú đạp nước tốt khi bạn hướng hai mũi chân về hai bên, lúc này, khi duỗi chân bạn sẽ dễ dàng cảm nhận một lực cản lớn từ nước phía trong lòng bàn chân. Đây chính là dấu hiệu cho thấy cú đạp tốt và tạo nhiều lực đẩy.
Bước 3: Duỗi chân
Để kết thúc một cú đạp nước hãy thực hiện động tác duỗi chân thật thoải mái với 2 mũi chân hướng xuống dưới đáy hồ, 2 chân duỗi thẳng tự nhiên, đùi khép lại.
Tư thế này chính là động tác lướt nước trong bài học bơi cơ bản, hãy để cơ thể duỗi thẳng mặt úp xuống nước hai tay duỗi thẳng về phía trước hai chân khép lại và nhận lực đẩy từ cú đạp nước của bạn.
Đây cũng là lúc cho phép cơ thể nghỉ ngơi để chuẩn bị cho các động tác tiếp theo, bạn thấy đấy, chỉ cần nắm vững kỹ thuật chân là bạn đã cải thiện được rất nhiều từ lực cản của nước ( khi co chân, duỗi chân), tốc độ ( cú đạp nước), sức bền (thời gian nghỉ sau mỗi cú đạp nước).
Bước 1: Quạt nước
Như đã nói ở phần Kỹ thuật Chân, trong động tác cuối cùng duỗi chân, hai tay chúng ta lúc này cũng trong tư thế duỗi thẳng phia trước với hai lòng bàn tay úp, hướng xuống đáy hồ.
Khi quạt nước, chú ý hướng lòng bàn tay về hai bên một chút giúp tạo thêm lực đẩy nhưng không quá mở rộng sẽ tạo thành lực cản. Lúc này giữ hai cùi chỏ cao gần bằng vai và bắt đầu quạt tay từ ngoài vào trong khi tay quạt tới ngang vai, chú ý không tay quá sâu, hay vượt quá vai.
Một cú quạt tay tốt sẽ cho bạn cảm giác đẩy nước lớn, đồng thời tạo lực đủ để bạn ngoi đầu lên khỏi nước để lấy hơi.
Bước 2: Duỗi tay
Sau một cú quạt nước và ngoi lên lấy hơi, lúc này cũng giống như kỹ thuật chân, chúng ta trở về động tác lướt nước để nhận lực từ cú quạt nước vừa rồi.
Khi nắm vững kỹ thuật tay bạn sẽ bơi được lâu hơn, đồng thời cũng bơi nhanh hơn, theo thống kê có đến 80% người bơi đuối nước do mỏi cơ, phần lớn do chúng ta quạt nước không đúng kỹ thuật tạo nhiều lực cản và cơ bắp phải vận động nhiều hơn dẫn đến tình trạng mỏi cơ, tệ hơn là chuột rút.
Đối với một người mới biết bơi, trong tư tưởng họ sẽ rất sợ sặc nước và thường cố gắng nhìn về phía trước hoặc ngóc đầu cao hơn, đây là một quyết định sai lấm, hãy theo dõi video dưới đây, và bạn sẽ thấy cách cậu bé giảm thiểu lực cản của nước bằng cách úp mặt xuống nước.
Chỉ với một động tác đơn giản là úp mặt xuống nước trong lúc cơ thể chìm vào nước là bạn có thể giảm đi rất nhiều lực cản, trong thực tế một động tác hoàn hảo là khi bạn hoàn toàn nhìn vào đáy hồ và không thấy được phía trước.
Hãy quan sát vị trí cơ thể của Michael Phelps nhà vô địch của các kỷ lục tại Olympic và huấn luyện viên của anh khi phân tích vị trí cơ thể của Phelps trong động tác bơi ếch. Như đã nói đây là yếu tố kỹ thuật khá cao và thông thường chỉ những vận động viên chuyên nghiệp mới thực sự quan tâm, vì thế nếu không làm được như Phelps bạn cũng đừng quá bận tâm nhé.
Điều đó gây ra khi bạn phối hợp động tác không nhuần nhuyễn, bỏ bớt các động tác trong quá trình bơi... để khắc phục điều này, lời khuyên cho bạn là thực hiện các động tác một cách thật chậm rãi và cảm nhận cơ thể di chuyển trong làn nước nhé.
Hãy thực hiện theo thứ tự các động tác từ đầu bài viết này nhé ( Chân, Tay, Đầu (thở) và lặp lại )
Bước 1: Đạp tường lướt nước duỗi thẳng cơ thể tự nhiên
Bước 2: Thực hiện động tác chân trong khi phần tay và thân vẫn giữ nguyên
Bước 3: Kết thúc đạp chân ở tư thể duỗi thẳng nghỉ 1 giây, thực hiện động tác tay
Bước 4: Kết thúc động tác quạt nước, ngoi đầu lên thở
Bước 5: Sau khi lấy đủ hơi thực hiện động tác lướt nước, toàn thân thả lỏng, khoảng 2 giây
Bước 6: Lặp lại các bước trên.
Các bạn thấy đấy, rõ ràng để bơi ếch nhanh và nhẹ không cần phải tốn nhiều sức lực vùng vẫy trong nước, mà chính là thực hiện động tác một cách chậm rãi, chuẩn xác hơn để giảm lực cản của nước, tạo nhiều lực đẩy hơn.
Hy vọng sau bài viết này, các bạn sẽ cải thiện được phần nào kỹ thuật bơi ếch của bản thân, nếu bạn có bất kì thắc mắc, hỏi đáp hoặc khó khăn trong quá trình tập luyện hãy comment bên dưới để được cộng đồng giúp đỡ nhé.
Có một chân lí không phải ai cũng biết đó là không có một kỹ thuật bơi tuyệt đối nào dành cho các bạn cả. Ngay cả các vận động viên khi thi đấu chuyên nghiệp mỗi người vẫn dùng một kỹ thuật khác nhau bởi vốn dĩ con người sinh ra đã khác nhau tùy vào cơ địa, tầm vóc, thể lực mà ta sử dụng các kỹ thuật phù hợp với bản thân.
Bài viết này mình chỉ liệt kê những nhược điểm nhỏ có thể khắc phục để làm giảm bớt lực cản của nước cũng như các động tác thừa giúp bạn không mỏi cơ, đuối... còn lại khi bơi lâu bạn sẽ phải tự mình tìm ra kỹ thuật phù hợp cho bản thân.
Trước hết bạn cần biết bơi ếch hoặc ít nhất là nắm được những kỹ thuật cơ bản của bơi ếch vì mình sẽ không nhắc lại trong phạm vi bài này, hãy tham khảo bài viết sau nhé:
Xem thêm:
Mục lục:
Phần 1: ChânPhần 2: Tay
Phần 3: Đầu (Thở )
Phần 4: Vị trí cơ thể
Phần 5: Phối hợp động tác
Trong bài hướng dẫn học bơi ếch cơ bản mình đã liệt kê các kỹ thuật này tuy nhiên đó chỉ là những động tác cơ bản tối thiểu để các bạn bơi được. Bây giờ, sau khi đã bơi được giờ là lúc chúng ta học cách cải thiện những lỗi còn tồn tại để giúp bạn bơi nhanh hơn, lâu hơn, xa hơn, mục tiêu là bơi ếch trong hồ lớn ( hồ dài 50m và sâu 2m).
Kỹ thuật 1: Chân
Cũng giống như bài trước chúng ta tìm hiểu kỹ thuật chân trước, như chúng ta đã biết, trong bơi ếch động tác chân chính là bước tạo lực đẩy lớn giúp cơ thể tiến về phía trước. Tuy nhiên, đây cũng là động tác tạo ra rất nhiều lực cản với nước nếu bạn không nắm được kỹ thuật.Khi co chúng ta đã tạo ra một bề mặt lớn ở phần đùi làm cản nước nếu bạn chú ý sẽ thấy giai đoạn này cơ thể thường chậm lại, thậm chí là không di chuyển. Vì vậy, thay vì co lại một cách bản năng hãy chú ý đến động tác sao cho chân sát mông nhất có thể để tối thiểu lực cản với nước.
Bước 2: Đạp nước
Đây là bước quan trọng giúp tạo động lực, một cú đạp nước tốt sẽ giúp bạn tiến nhanh về phía trước với một cự li lớn. Hầu hết chúng ta đều đạp theo tư thế thuận tức mũi chân hướng xuống dưới, điều này làm giảm lực đẩy nước, nên bạn sẽ mất nhiều cú đạp để bơi được thay vì chỉ một cú đạp hoàn chỉnh.
Một cú đạp nước tốt khi bạn hướng hai mũi chân về hai bên, lúc này, khi duỗi chân bạn sẽ dễ dàng cảm nhận một lực cản lớn từ nước phía trong lòng bàn chân. Đây chính là dấu hiệu cho thấy cú đạp tốt và tạo nhiều lực đẩy.
Bước 3: Duỗi chân
Để kết thúc một cú đạp nước hãy thực hiện động tác duỗi chân thật thoải mái với 2 mũi chân hướng xuống dưới đáy hồ, 2 chân duỗi thẳng tự nhiên, đùi khép lại.
Tư thế này chính là động tác lướt nước trong bài học bơi cơ bản, hãy để cơ thể duỗi thẳng mặt úp xuống nước hai tay duỗi thẳng về phía trước hai chân khép lại và nhận lực đẩy từ cú đạp nước của bạn.
Đây cũng là lúc cho phép cơ thể nghỉ ngơi để chuẩn bị cho các động tác tiếp theo, bạn thấy đấy, chỉ cần nắm vững kỹ thuật chân là bạn đã cải thiện được rất nhiều từ lực cản của nước ( khi co chân, duỗi chân), tốc độ ( cú đạp nước), sức bền (thời gian nghỉ sau mỗi cú đạp nước).
Kỹ thuật 2: Tay
Sau khi hoàn tất 1 cú đạp nước và động tác duỗi chân ( lướt nước) ta thực hiện tiếp động tác tay để tạo thêm lực đẩy giúp cơ thể ngoi lên đặc biệt là phần đầu để lấy hơi.Bước 1: Quạt nước
Như đã nói ở phần Kỹ thuật Chân, trong động tác cuối cùng duỗi chân, hai tay chúng ta lúc này cũng trong tư thế duỗi thẳng phia trước với hai lòng bàn tay úp, hướng xuống đáy hồ.
Khi quạt nước, chú ý hướng lòng bàn tay về hai bên một chút giúp tạo thêm lực đẩy nhưng không quá mở rộng sẽ tạo thành lực cản. Lúc này giữ hai cùi chỏ cao gần bằng vai và bắt đầu quạt tay từ ngoài vào trong khi tay quạt tới ngang vai, chú ý không tay quá sâu, hay vượt quá vai.
Một cú quạt tay tốt sẽ cho bạn cảm giác đẩy nước lớn, đồng thời tạo lực đủ để bạn ngoi đầu lên khỏi nước để lấy hơi.
Bước 2: Duỗi tay
Sau một cú quạt nước và ngoi lên lấy hơi, lúc này cũng giống như kỹ thuật chân, chúng ta trở về động tác lướt nước để nhận lực từ cú quạt nước vừa rồi.
Khi nắm vững kỹ thuật tay bạn sẽ bơi được lâu hơn, đồng thời cũng bơi nhanh hơn, theo thống kê có đến 80% người bơi đuối nước do mỏi cơ, phần lớn do chúng ta quạt nước không đúng kỹ thuật tạo nhiều lực cản và cơ bắp phải vận động nhiều hơn dẫn đến tình trạng mỏi cơ, tệ hơn là chuột rút.
Kỹ thuật 3: Đầu (Thở)
Một yếu tố quan trọng nhất trong bơi lội chính là thở, khi bơi dù là bơi ếch hay các kiểu bơi khác, đầu của bạn cũng tạo ra một lực cản lớn với nước. Nhưng bạn đừng lo, bạn hoàn toàn có thể khắc phục nhược điểm này.Đối với một người mới biết bơi, trong tư tưởng họ sẽ rất sợ sặc nước và thường cố gắng nhìn về phía trước hoặc ngóc đầu cao hơn, đây là một quyết định sai lấm, hãy theo dõi video dưới đây, và bạn sẽ thấy cách cậu bé giảm thiểu lực cản của nước bằng cách úp mặt xuống nước.
Chỉ với một động tác đơn giản là úp mặt xuống nước trong lúc cơ thể chìm vào nước là bạn có thể giảm đi rất nhiều lực cản, trong thực tế một động tác hoàn hảo là khi bạn hoàn toàn nhìn vào đáy hồ và không thấy được phía trước.
Kỹ thuật 4: Vị trí cơ thể
Đây là kỹ thuật khá cao nhưng mình vẫn nhắc đến dành cho các bạn nào quan tâm, cá nhân mình cũng không khắc phục được kỹ thuật này.Hãy quan sát vị trí cơ thể của Michael Phelps nhà vô địch của các kỷ lục tại Olympic và huấn luyện viên của anh khi phân tích vị trí cơ thể của Phelps trong động tác bơi ếch. Như đã nói đây là yếu tố kỹ thuật khá cao và thông thường chỉ những vận động viên chuyên nghiệp mới thực sự quan tâm, vì thế nếu không làm được như Phelps bạn cũng đừng quá bận tâm nhé.
Kỹ thuật 5: Phối hợp động tác
Đã có lần mình nhắc đến điều này, khi quan sát hai người bơi khác biệt về đẳng cấp bạn sẽ nhận ra người bơi tốt sẽ bơi rất nhẹ nhàng và thậm chí không tốn nhiều sức, trong khi người bơi yếu sẽ như đang vật lộn trong nước.Điều đó gây ra khi bạn phối hợp động tác không nhuần nhuyễn, bỏ bớt các động tác trong quá trình bơi... để khắc phục điều này, lời khuyên cho bạn là thực hiện các động tác một cách thật chậm rãi và cảm nhận cơ thể di chuyển trong làn nước nhé.
Hãy thực hiện theo thứ tự các động tác từ đầu bài viết này nhé ( Chân, Tay, Đầu (thở) và lặp lại )
Bước 1: Đạp tường lướt nước duỗi thẳng cơ thể tự nhiên
Bước 2: Thực hiện động tác chân trong khi phần tay và thân vẫn giữ nguyên
Bước 3: Kết thúc đạp chân ở tư thể duỗi thẳng nghỉ 1 giây, thực hiện động tác tay
Bước 4: Kết thúc động tác quạt nước, ngoi đầu lên thở
Bước 5: Sau khi lấy đủ hơi thực hiện động tác lướt nước, toàn thân thả lỏng, khoảng 2 giây
Bước 6: Lặp lại các bước trên.
Các bạn thấy đấy, rõ ràng để bơi ếch nhanh và nhẹ không cần phải tốn nhiều sức lực vùng vẫy trong nước, mà chính là thực hiện động tác một cách chậm rãi, chuẩn xác hơn để giảm lực cản của nước, tạo nhiều lực đẩy hơn.
Hy vọng sau bài viết này, các bạn sẽ cải thiện được phần nào kỹ thuật bơi ếch của bản thân, nếu bạn có bất kì thắc mắc, hỏi đáp hoặc khó khăn trong quá trình tập luyện hãy comment bên dưới để được cộng đồng giúp đỡ nhé.
Kỹ Thuật Bơi Ếch Nhanh Và Nhẹ
Reviewed by Huỳnh Minh
on
4:10 PM
Rating:
No comments: